Là dân Marketer hẳn đã không ít lần bạn ngập ngụa đi tìm sách chuyên ngành để trau dồi thêm kiến thức về ngành mình sắp theo đuổi. Các loại sách ngôn từ, tâm lý khách hang, nghệ thuật giao tiếp, … ắt hẳn là một trong những loại sách mà có thể bạn đã tìm kiếm.

Quảng Cáo Không Nói Láo cũng là đầu sách không xa lạ gì với dân Marketing nói chung và dân quảng cáo nói riêng. Cuốn sách được Anh Hồ Công Hoài Phương, hiện là Strategic Planning Director tại Dentsu ONE đặt bút và gửi gắm cái nhìn của mình về ngành quảng cáo dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn mà anh đã trải qua.

Có lẽ cuốn sách này được chính dân quảng cáo viết ra nên cách trình bày bìa cũng khá độc đáo và “Hay Ho”. Tuy nhiên có nét tương đồng với cuốn “Đời về cơ bản là buồn” của Lê Bích.

Phần bìa trong của Sách

Phần bìa ngoài cùng che lại chỉ 1 từ làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa tên cuốn sách nếu một người nào đó chưa hề biết gì về cuốn sách này nhìn vào sẽ bị hiều nhầm hoàn toàn tên của cuốn sách

Bên ngoài lồ lộ: Quảng Cáo Nói Láo mà tên thật là Quảng Cáo Không Nói Láo.

Quanh quẩn hơi dài, đi vào nội dung sách nà!

Nội dung sách gói gọn trong 10 chương đi từ những thứ quen thuộc nhất mà ai trong chúng ta cũng trải qua đến những điều từ tận nước ngoài xa xôi.

Phần mục lục trình bày rõ ràng

**Nếu bạn yêu thích Nguyễn Nhật Ánh, đừng bỏ qua Reviews Ngày xưa có một chuyện tình – Nguyễn Nhật Ánh để có cái nhìn tổng quát hơn về truyện của ông.

Chắc chắn tôi sẽ không kể tóm tắt được 10 chương của cuốn sách. Bởi nếu kể hết theo góc nhìn của tôi thì bạn sẽ chẳng thấy thú vị gì nữa. Hãy đọc nó và có những cảm nhận riêng của mình. Tất nhiên là qua vài đánh gia sương sương của tôi.

Anh Phương đi từ những câu truyện gắn liền với tuổi thơ mang tính hình tượng chúng ta liên tưởng như OMO luôn gắn liện với giải quyết vết bẩn mang lại những cuộc vui chơi bổ ích cho trẻ nhỏ, Cô gái Hà Lan với đàn bò sữa và trang trại chuẩn GAP,….

Hay xa sôi như Steve Jobs và chiếc áo cổ lọ thứ làm lên thương hiệu của chính ông nếu chúng ta để ý một chút.

Từ đây tác giả phân tích sâu hơn dưới góc nhìn quảng cáo và chiều sâu tâm lý khách hàng cái mà các thương hiệu lớn này đã khai thác và đến tận ngày nay vẫn tiếp tục khai thác.

Cái tôi thích ở đây chính là TÂM LÝ KHÁCH HÀNG tôi nhớ tôi của trước đây cũng chính là những cái tác giả nói đến khi xem những quảng cáo truyền hình khi mà còn chưa biết có hẳn ngành quảng cáo.

Đó cũng chính là cái ta nên làm với những chiến dịch đang thực thi tại nơi bạn hay tôi đang làm việc.

CÒN NHIỀU HƠN NỮA

Trước khi đọc sách cầm 1 sản phẩm mới tôi rất sợ phải tìm USP của sản phẩm. Chính cuốn sách này đã nhắc tôi rằng không nhiều sản phẩm trên thị trường có USP riêng của mình.

Do vậy cái ta cần ở đây là làm những gì khách hàng cần, đi sâu nghiên cứu khi nào khách hàng dung sản phẩm và họ dùng sản phẩm của tôi họ được ích lợi gì.

Một điểm đắt giá khi mà tôi đang loay hoay tìm đầu ra cho 1 sản phẩm khá là cạnh tranh với mức kinh phí NHỎ GIỌT.

“Quảng cáo hay là quảng cáo nói về người tiêu dùng, không phải về sản phẩm”

Ngoài ra, anh Phương cũng nêu lên 1 số hiệu ứng tâm lý thường gặp ở đa số mọi người đâu là mấu chốt của việc quyết định mua hàng của khách hàng.

Biết được điểm này mọi nhà quảng cáo sẽ cảm thấy dễ thở hơn trong việc tìm ý tưởng PR cho sản phẩm.

MÔT LẦN NỮA TÔI ĐÁNH GIÁ CAO VIỆC MỔ XẺ TÂM LÝ KHÁCH HÀNG CỦA TÁC GIẢ.

Chương cuối, hầu như là tâm sự nghề nghiệp mà chính anh đã trải qua cũng là tâm sự nghề nghiệp của đa số dân làm quảng cáo.

Chúng ta là những người THƯỜNG đi làm quảng cáo và khi hàng trăm ý tưởng chúng ta nghĩ ra chỉ có ít trong số đó thành công.

Mạnh dạn nêu ý tưởng và bảo vệ được ý tưởng của mình trước chủ sản phẩm ta sẽ biết đâu là đúng đâu là sai cho chính ý tưởng của chúng ta.

TÓM LẠI

Cuốn sách thích hợp cho người mới làm, đã làm hay còn đang loay hoay với chính sản phẩm được nhận. Chắc chắn bạn sẽ tìm được giải pháp tiền đề cho sản phẩm đang phát triển.

VỀ NGÔN TỪ

Tất nhiên do người Việt viết, dễ đọc, đễ hiểu không Hàn Lâm như nhiều cuốn sách khác.

Nhưng đồng thời thì cũng dễ quên….Mặc dù những thứ đọc tôi cảm thấy rất hay ho võ đùi đốp bảo hay thế.

Tôi nghĩ, nó không hẳn tổng quát cũng khá chi tiết đối với ai muốn tìm hiểu ngành quảng cáo đang là miếng mật thơm cho giới trẻ.